Dự án liên quan Sukhoi Su-57

Để có thêm kinh phí nghiên cứu Sukhoi Su-57, Nga đã cùng hợp tác với Ấn Độ trong dự án FGFA nhằm chế tạo một phiên bản máy bay tàng hình hai chỗ ngồi, nhưng hợp đồng trị giá 9 tỷ USD chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình Ấn Độ thế hệ thứ năm trên cơ sở Sukhoi Su-57 đã bị tạm ngừng. Phía Ấn Độ đánh giá FGFA không đáp ứng được yêu cầu của họ: Máy bay phải trang bị các hệ thống rađa hàng không có kích cỡ nhỏ nhưng lại phải có khả năng hoạt động ưu việt hơn so với dòng máy bay thế hệ năm F-35 Lightning II của Mỹ. Mặt khác, thiết kế của FGFA cũng thiếu khả năng bảo dưỡng tổng đoạn theo từng mô-đun dẫn tới việc chi phí sử dụng và bảo dưỡng đắt đỏ trong tương lai.[40] Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho rằng FGFA không có bất kỳ công nghệ độc đáo nào hơn hẳn các máy bay phương Tây như F-35 và F-22.[41] Sự chậm trễ của chương trình FGFA có nguyên nhân bởi New Delhi và Moskva không đồng ý về nhiều khía cạnh cơ bản của dự án phát triển chung bao gồm chia sẻ công việc và chi phí, công nghệ máy bay cũng như số lượng máy bay được đặt hàng. Sau khi đánh giá nguyên mẫu PAK FA T-50 Ấn Độ nhận thấy máy bay có hơn 40 vấn đề kỹ thuật, trong đó có những điểm yếu trong động cơ, tàng hình và vũ khí.[42] Nguyên nhân quan trọng nhất được cho là Nga giữ kín sơ đồ thiết kế, không chuyển giao các công nghệ quan trọng cho Ấn Độ, trong khi Ấn Độ lại muốn tự nâng cấp máy bay chiến đấu mới mà không cần sự hỗ trợ của Nga trong tương lai.[43][44]

Có báo cáo rằng Ấn Độ và Nga đang hợp tác nghiên cứu nâng cấp Su-35 với công nghệ tàng hình (tương tự như F-15 Silent Eagle) như là một lựa chọn hợp lý hơn cho FGFA.[45]

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng gợi ý rằng dự án có thể được nối lại vào thời điểm sau này, khi Sukhoi Su-57 đã được sản xuất và đi vào hoạt động trong Không quân Nga.[43][46] Dù vậy, trang web Avia của Nga cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cuối cùng đã tuyên bố từ bỏ hoàn toàn máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm Sukhoi Su-57 của Nga. Đây được xem là dấu chấm hết không chỉ đối với chương trình liên doanh hợp tác chế tạo tiêm kích tàng hình FGFA (phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57) mà còn đóng lại cánh cửa cho triển vọng nhập khẩu nguyên chiếc Su-57 trong tương lai.[47] Thay thế cho dự án FGFA, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) mới đây đã giới thiệu chính thức về dự án tiêm kích tàng hình nội địa mang tên AMCA của nước này.[48] Trước đây có nhận định cho rằng Ấn Độ sẽ tạm thời mua động cơ Nga đang dùng cho Su-57 để tích hợp lên máy bay AMCA nhưng phương án trên không được Ấn Độ phê duyệt do động cơ AL-41F1S lực đẩy không đủ để bay siêu âm toàn hành trình và cũng không có khả năng che giấu tín hiệu hồng ngoại, với mức độ bộc lộ quá cao thì máy bay sẽ dễ bị phát hiện bởi thiết bị trinh sát quang điện tử. Động cơ Izdeliye 30 mới hơn dành cho Sukhoi Su-57 vẫn chưa hoàn thiện ở thời điểm đó, do vậy Ấn Độ đã thông báo hai phi đội AMCA đầu tiên sẽ lắp động cơ GE 414 của Mỹ.[49]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sukhoi Su-57 http://www.business-standard.com/india/news/india-... http://www.business-standard.com/india/news/india-... http://uk.businessinsider.com/russia-admits-defeat... http://www.flightglobal.com/articles/2009/08/11/33... http://www.flightglobal.com/news/articles/fire-dam... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2009-1... http://rt.com/shows/technology-update/russia-aviat... http://sputniknews.com/russia/20160220/1035076981/... http://sputniknews.com/russia/20160704/1042396354/... http://tass.com/defense/979265